Bối cảnh lịch sử Đàn áp người Thượng tại Việt Nam

Nhà nước Chămpangười Chăm tới năm 1471 được xem như lãnh chúa của những dân tộc thiểu số cư ngụ trên cao nguyên, nhưng không can thiệp vào quyền tự trị của họ.[2] Sau khi Thế Chiến II kết thúc, khái niệm "Nam tiến" và cuộc chinh phục miền Nam đã được các học giả Việt Nam ủng hộ.[3] Pays Montagnard du Sud-Indochinois là tên gọi của Tây Nguyên từ năm 1946 khi Đông Dương còn là thuộc địa của thực dân Pháp.[4]

Trong quãng thời gian Pháp cai trị, người Việt hầu như không bao giờ giao thiệp tới Tây Nguyên, vì đây được xem là khu vực của dân Mọi rợ (Mọi-Montagnards), "rừng thiêng nước độc". Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi từ khi người Pháp cải tạo Tây Nguyên thành một khu đồn điền lớn và sinh lợi nhuận,[5] phát hiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng, khoáng chất và đất đai màu mỡ. Đồng thời, người Việt cũng nhận ra vị trí địa lí mang tính chiến lược của khu vực này.[6]

Năm 1955, người di cư Bắc Việt Nam đến sống ở Tây Nguyên sau khi quyền tự trị của khu vực này bị chính quyền Ngô Đình Diệm xóa bỏ. Ngày 1 tháng 5 năm 1958, một số trí thức người Thượng, đứng đầu là Y Bham Êñuôl người Ê Đê, thành lập BAJARAKA. Tổ chức này chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số.Y Bhăm Êñuôl đã liên lạc với Tổng thư kí Liên hiệp quốc và các đại sứ quán nước ngoài để tố cáo sự ngược đãi yêu cầu hỗ trợ. Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Chămpa và Bajaraka đều do Y Bhăm Êñuôl lãnh đạo. Ông bị giết bởi Khmer Đỏ vào ngày 20 tháng 4 năm 1975.[7]

Les Kosem Y Bham Êñuôl và Hoàng thân Norodom Sihanouk cùng sáng lập Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO) và phát động một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa để lấy lại đất đai từ tay người Kinh. Từ năm 1964, các thành viên của FULRO tuyên bố rằng các chế độ chính trị tại Việt Nam đã khủng bố họ vì niềm tin tôn giáo, và phong trào này đã tiến hành các hoạt động vũ trang nhằm ly khai vùng Tây Nguyên thành một nước độc lập[8] FULRO cáo buộc rằng sau khi bỏ tù và giết hại hàng loạt người biểu tình trong năm 2001 và năm 2004, chính phủ Việt nam đã ban hành lệnh cấm người nước ngoài đến Tây Nguyên trong một thời gian.[9][10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đàn áp người Thượng tại Việt Nam http://chamtoday.com/index.php/ngonngu/77-the-upri... http://www.chamtoday.com/index.php/history-l-ch-s/... http://www.chamtoday.com/index.php/history-l-ch-s/... http://www.cracked.com/personal-experiences-1492-i... http://www.expatica.com/ch/news/Vietnam-religious-... http://khmerconnection.com/topic/un-slams-cambodia... http://www.luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topic... http://www.luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topic... http://www.worldmag.com/world/issue/05-08-04/inter... http://www.academia.edu/296296/Becoming_Socialist_...